Vải lụa là một trong những chất liệu vải cao cấp được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay. 

Vải lụa là loại vải được dệt tự nhiên, được làm từ những sợi tơ do côn trùng tạo ra. Sợi tơ là một loại sợi protein tự nhiên có thành phần chủ yếu là fibroin. Fibroin được tạo ta từ một số loại ấu trùng, nhưng trên thế giới thì đa phần tơ được lấy từ ấu trùng Bombyx mori. Loại sâu này sống ở trên cây dâu tằm.

Vải lụa (Silk) là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng vải lụa

Vải lụa là gì?

Vải lụa là chất liệu vải có bề mặt mỏng, khá mịn màng. Nó có nguồn gốc từ các sợi tơ tằm. Điều đặc biệt, thú vị và vô cùng khác biệt với các loại vải khác đó chính là. Để tạo ra các sợi tơ bắt buộc bạn phải nuôi tằm trên một diện rộng, sau đó lấy tơ và se thành sợi, sau cùng là dệt thành vải.
Thế nhưng để có những mét vải lụa tơ tằm đẹp, bạn cần phải nuôi tằm ở những vườn dâu xanh tốt. Chính những chiếc lá dâu tốt ấy sẽ giúp bạn có những thành phẩm lụa cao cấp khác nhau.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa

Thực tế thì nghề dệt lụa đã có từ rất lâu, đó là vào khoảng 6500 năm trước công nguyên, mảnh đất đầu tiên xuất hiện và phát triển ngành nghề dệt lụa đó là ở Trung Quốc.

Đây là một loại vải mà chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc các tầng lớp quý tộc mới được sử dụng, vải lụa cũng được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho vua chúa, quan chức quý tộc lúc đó.

Nhưng không lâu sau thời điểm xuất hiện đó thì vải lụa đã bắt đầu trở nên phổ biến và thịnh hành hơn ở thị trường Trung Quốc và được mọi tầng lớp xã hội tại đây sử dụng để tạo thành các bộ quần áo đời thường.

Sau Công nguyên, việc trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan…

Thế kỷ 11 sau Công nguyên, loại vải này bắt đầu phổ biến ở Châu Âu như Ý, Pháp, Tây Ban Nha…

Vào thế kỷ 17, loại vải này bắt đầu được sản xuất tại các bang của Mỹ như Connecticut và Massachusetts. Loại vày này đã dần thay thế cho các loại sợi tổng hợp như là nylon.

Sau đó khi nó đã lan rộng tới các nước ở Châu Á thì vải lụa tiếp tục cho thấy sức ảnh hưởng, nét nổi trội của mình khi nó đã chứng tỏ rằng đây là một loại hàng hóa cao cấp, với độ bền bỉ và có vẻ đẹp huyền bí.

Nổi bật nhất tại Việt Nam trong số đó chính là cái tên lụa Hà Đông đã trở thành thương hiệu vô cùng quen thuộc khi nhắc tới chất liệu. Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo, đưa loại lụa này trở thành sản phẩm nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra còn một thương hiệu vải lụa khác đó là lụa Mỹ Á ở An Giang cũng khá nổi tiếng Việt Nam.

Vải lụa mango là gì?6 ưu nhược điểm ứng dụng trong cuộc sống

Quy trình sản xuất vải lụa

Để có thể tạo ra những tấm vải lụa tơ tằm chất lượng cao, cũng cần phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt. Dưới đây là các bước sản xuất vải lụa tơ tằm bạn hãy tham khảo để hiểu thêm về chất liệu vải này nhé. 

  • Bước 1: Chăn tằm:  Khi tằm phát triển đến khoảng 3 phần của vòng đời sẽ được chuyển đến một nơi thích hợp để chúng nhả tơ và tạo kén. 
  • Bước 2: Tằm nhả sợi kén: Tơ được tiết ra từ tuyến nước bọt của tằm. Đây chính là một loại Protein dạng lỏng, trong suốt, có độ nhớt, chúng sẽ đông lại khi gặp không khí. Sau khi nhả hết tơ, tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng. Quá trình này sẽ mất khoảng 2 đến 3 ngày, sau đó sẽ đem chúng đi sưởi ấm để những con sâu không thể trưởng thành.
  • Bước 3: Ươm tơ: Kén sau khi thu hoạch sẽ cho vào nước sôi để loại bỏ lớp keo serikin. Khi lớp áo kén bong ra thì quá trình rút sợi tơ sẽ bắt đầu. Sợi tơ này sẽ được cho chạy vào guồng tơ gỗ để cuộn thành các vò tơ sống, cuối cũng sẽ đem nó ra phơi.
  • Bước 4: Dệt tơ : Những sợi tơ sau khi phơi xong sẽ được đem đi dệt. Tuỳ vào những loại tơ có nguồn gốc xuất xứ khác nhau mà chất liệu vải dệt ra sẽ khác nhau. Những sợi dọc và sợi ngang sẽ phối hợp với nhau để tạo thành các sản phẩm khác nhau. Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc sẽ có màu trắng ngà hoặc màu vàng mỡ gà, và nó được đem đi nhuộm.
  • Bước 5: Nhuộm màu: Bước cuối cùng, vải lụa sẽ được đem đi nhuôm màu. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà vải sẽ được nhuộm màu tương thích, phù hợp.

Các loại vải lụa đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Ngoài vải lụa tơ tằm, còn có một số vải lụa khác cũng được yêu thích không kém. Ví dụ điển hình như:

  • Vải lụa tơ tằm : Vải lụa tơ tằm có độ bền cao, sản phẩm làm từ tơ tằm có độ mềm mại nhất định. Và đây cũng là loại vải dễ làm cũng như phổ biến nhất trên thế giới.
  • Vải Lụa Eri : Tơ hoà bình là cái tên được đặt cho loại vải này vì các con tằm sẽ không bị giết đi. Đây là loại vải có độ nặng và độ bền cao
  • Vải  Lụa Tasar : Nếu tơ tằm xếp thứ nhất thì Tasar sẽ xếp thứ 2. Đây là những con tằm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại tơ mà nó nhả ra có màu xanh lục.
  • Vải  Tơ nhện : Để tạo ra tơ nhện thì sẽ tốn rất nhiều chi phí nên nó không có giá trị trong ngành dệt may. Vì lý do này mà tơ nhện đã được áo dụng để sản xuất các sản phẩm như áo chống đạn, kính hiển vi…
  • Vải  Lụa Muga : Đây là loại vải được sản xuất tại Ấn Độ. Và nó được nhiều thế hệ cư dân Assam sử dụng để sản xuất các loại áo quần cho giới quý tộc ở đây.
  • Vải  Lụa biển : Hay còn được gọi là lụa trai. Loại trai này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và nó cũng cho ra sợi tơ nhưng chỉ có một số lượng nhỏ. Người dân Taranto Của Ý sản xuất vải từ số lượng tơ ít ỏi này.
  • Vải  Lụa Coan : Đây là loại vải có nguồn gốc từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý. Ngày nay, lụa Coan đã bị hạn chế sản xuất. Tằm nhả tơ để sản xuất loại vải này có tên Pacypasa atus và thức ăn chính của nó là cây thông, cây sồi.
  • Vải  Lụa chiffon
  • Vải Lụa satin
  • Vải Lụa cotton
  • Vải Lụa Twill

Vải lụa - phân phối vải lụa màu cao cấp

Vải lụa có những đặc tính nổi bật gì?

  • Có bề mặt cắt ngang sợi tơ có hình dạng tam giác cùng các góc tròn. Nhờ vậy ánh sáng có thể chiếu vào ở nhiều góc độ khác nhau, giúp cho sợi tơ có vẻ óng ánh một cách hoàn toàn tự nhiên. 
  • Khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mịn, mượt khác hẳn so với những loại vải dệt từ sợi nhân tạo. 
  • Vốn có nguồn gốc từ sợi tơ tự nhiên, nên vải lụa cực kỳ bền và chắc chắn, nhưng khi bị ướt độ chắc sẽ giảm chỉ còn khoảng 20%. 
  • Thêm vào đó, độ co giãn thường ở mức trung bình hoặc kém. Đây cũng chính là nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải này. 
  • Ngoài ra, lụa còn có khả năng giữ nước rất tốt, tính dẫn nhiệt và điện kém

Ưu Điểm và nhược điểm của vải lụa 

Ưu điểm của vải lụa

  • Tính chất vải: Vải lụa có trọng lượng nhẹ hơn các loại vải khác. Có độ bóng tạo cảm giác nhẹ nhàng cho người sử dụng. Ngoài ra vải còn có độ bền cao. Vào mùa hè, vải lụa thoáng mát nhưng nó vẫn ấm khi sử dụng mùa đông
  • Độ hút ẩm cao: Với ưu điểm độ hút ẩm cao sẽ giúp cho người mang cảm thấy mát mẻ hơn.
  • Chịu nhiệt tốt: Khi vải gặp nhiệt độ cao sẽ không bị biến dạng
  • Thân thiện với làn da: Với thành phần cấu tạo từ nguồn gốc thiên nhiên, vải lụa rất thích hợp với những người có làn da nhạy cảm.

Nhược điểm của vải lụa

  • Khó bám màu: Vì sợi vải được làm tơ tằm, là thành phần thiên nhiên nên việc nhuộm màu khá khó khăn.
  • Giá thành cao: Là một loại vải cao cấp nên vải lụa có giá thành khá cao.
  • Khó bảo quản: Vải lụa dễ bị nhăn vì vậy nếu bạn bảo quản không tốt sẽ mất thời gian ủi áo quần.

Vải lụa có giá bao nhiêu?

Có thể nói vải lụa là một trong những chất liệu vải có giá thành rất đắt. Thuộc loại vải khó sản xuất, chi phí vận chuyển cao. Và tùy từng loại vải lụa sẽ có mức giá thành khác nhau, như lụa tơ tằm truyền thống được dệt thủ công với khổ vải là 90 cm. 

Vải lụa là chất liệu vải có giá thành đắt nhất hiện nay

  • Lụa loại mỏng có giá bán dao động trong khoảng từ 110.000đ đến 150.000đ/ m.
  • Lụa dày đang được bán với giá khoảng 400.000đ/m.

Trên thị trường hiện nay có một số cơ sở có khổ vải lụa lớn 120 cm. Với khổ vải này giá bán có phần đắt hơn so với khổ vải lụa trên. Cụ thể:

  • Vải lụa loại mỏng đang được bán với giá 175.000đ đến 400.000đ/m.
  • Giá lụa loại dày đang được bán với giá là 450.000đ/m.
  • Nhưng đắt hơn cả là loại vải lụa có khổ 150-160cm có giá bán khoảng 900.000đ/m.

Công dụng nổi bật của vải lụa bạn nên biết

Nhờ vào những ưu điểm vượt trội của loại vải này mà nó được sản xuất khá nhiều phục vụ cho ngành may mặc như:

  • Váy ngủ
  • Đồ lót
  • Áo choàng
  • Váy dạ hội
  • Áo cánh
  • Sườn sám
  • Áo dài

Với độ bóng bẩy, mượt mà mà vải lụa đem lại đã giúp cho không gian sống của chúng ta ngày càng sang trọng và phong cách:

  • Rèm cửa
  • Khăn bàn
  • Màn treo
  • Vỏ chăn
  • Vỏ gối
  • Vỏ nệm

Một số lưu ý khi sử dụng vải lụa

  • Sử dụng bàn là: Vải lụa tốt nhất nên sử dụng bàn là hơi nước. Trước khi ủi bạn nhớ bỏ mặt trái để ủi, vì vải lụa mỏng nên rất dễ hỏng nếu bạn trực tiếp ủi mặt trên của vải.
  • Giặt nhẹ tay: Đối với vải lụa, điều quan trọng nhất chính là phom dáng. Giặt mạnh tay sẽ dễ làm nhăn vải và khiến cho aod quần mất đi phom dáng ban đầu.
  • Phơi tránh nắng gắt: Loại vải này rất khó bám màu nhuộm. Vì vậy, bạn nên phơi dưới trời nắng nhẹ, có gió để tránh tình trạng màu của sản phẩm bị phai nhanh.
  • Phân chia đồ giặt: Không nên giặt chung vải lụa với những đồ có màu trắng, lụa rất dễ ra màu sẽ làm loang màu những đồ khác.

Đến đây chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về vải lụa rồi đúng không?