Trà kombucha là gì?

Kombucha đã tồn tại gần 2.000 năm. Lần đầu tiên trà được ủ ở Trung Quốc và sau đó lan sang Nhật Bản và Nga. Vào đầu thế kỷ 20, trà kombucha bắt đầu phổ biến rộng rãi ở châu Âu. Trà Kombucha không chỉ có lợi ích sức khỏe như những loại trà thông thường vì chúng còn giàu men vi sinh có lợi và chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại và có tác dụng chống lại một số bệnh. Kombucha là thức uống chua ngọt có ga, có những tên gọi khác như trà Nga, trà Mãn Châu, trà thủy sâm. Trà kombucha được làm từ nước trà đen hoặc trà xanh, scoby (một loại cộng sinh giữa vi khuẩn và men), đường.

Hiện nay, kombucha là một thức uống được nhiều người ưa chuộng, như một nguồn cung cấp men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Trà kombucha có hương nhẹ, màu hổ phách hoặc vàng nhạt. Có thể uống trà kombucha trực tiếp mà không cần pha chế hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách làm trà kombucha trái cây để thưởng thức. Ngoài ra, nhiều người cũng dùng trà này để pha chế cocktail.

9 tác hại của trà kombucha và những lưu ý khi uống

Tác dụng của trà kombucha

1. Tăng cường trao đổi chất

Trà kombucha không phải là thức uống giảm cân thần kỳ. Nhưng trà xanh dùng để làm trà kombucha có chứa epigallocatechin-3-gallate, được chứng minh là một thành phần giúp tăng trao đổi chất.

2. Cải thiện táo bón, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột

Bằng cách lên men, Kombucha đã tạo nên nhiều hoạt chất có lợi cho hệ tiêu hóa như probiotic, enzyme, polyphenol, axit axetic,... đây là những chất được chứng minh rất tốt cho quá trình hấp thụ và tiêu hóaLà một nguồn cung cấp men vi sinh, trà kombucha có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện một số vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng và táo bón, giúp ổn định đường tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Vì thế, thực phẩm giàu men vi sinh này có thể cải thiện hội chứng ruột kích thích cũng như các bệnh viêm ruột khác.

3. Giảm viêm

Các loại trà được sử dụng để làm kombucha có chứa polyphenol, là chất chống oxy hóa có thể làm giảm viêm trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim…

4. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy kombucha có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư như tuyến tiền liệt, đó cũng là lý do cách làm trà kombucha trái cây được phổ biến nhiều hơn. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Letters cho rằng trong trà Kombucha có chứa hàm lựa chất oxy hóa cao và nồng độ polyphenol,, axit gluconic, axit glucuronic, axit lactic… (hợp chất có được trong quá trình nuôi Scoby trong trà, rất tốt cho sức khỏe) Những chất này có khả năng loại bỏ khỏi cơ thể các gốc tự do và chất có hại – nguyên nhân gây ung thư. 

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Nhiều bằng chứng lâm sàng đã cho thấy rằng trong trà Kombucha có chứa hàm lượng chất vitamin C cao giúp chống lại các tế bào đang bị tổn thương và tăng cường hệ miễn dịch cho con người trong các căn bệnh cảm cúm,...Hệ thống tiêu hóa và hệ miễn dịch có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Cụ thể, niêm mạc ruột tạo ra các kháng thể giúp cơ thể khỏe mạnh. Uống trà kombucha làm cho sức khỏe đường ruột tốt, đó chính là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

Ngoài ra, trong quá trình lên men của Scoby thì các chất chống oxy hóa mạnh như D-saccharic acid-1, 4-lactone (DSL) cũng giúp giảm mất sự cân bằng oxi hóa và các tình trạng ức chế miễn dịch.

6. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu vào năm 2015, những con chuột khi được thử nghiệm uống trà kombucha cho thấy mức cholesterol LDL (xấu) thấp hơn và mức cholesterol HDL (tốt) cao hơn. Một khi cholesterol LDL thấp sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, trà kombucha còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, tốt cho gan, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm…

7. Giúp kiểm soát tốt hơn bệnh đái tháo đường type 2.

Kombucha làm từ trà xanh có khả năng làm giảm đường huyết (thậm chí còn có lợi hơn) vì chính trà xanh đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu. Thực tế cho thấy, một nghiên cứu đánh giá của gần 300.000 đối tượng, kết quả ở những người uống trà xanh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 18% so với những người không sử dụng.

 

Một số tác hại của trà Kombucha mà bạn nên biết

  • Gây rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến dạ dày
  • Ảnh hưởng đến suy nghĩ gây đau đầu
  • Gây nhiễm axit lactic ảnh hưởng đến độ PH trong cơ thể đe dọa đến chức năng của gan và thận
  • Trà Kombucha có thể gây hỏng răng, xỉn răng nếu bạn sử dụng quá nhiều trong ngày
  • Việc trà Kombucha lên men quá mức có thể gây ngộc độc chì nghiêm trọng
  • Gây nên một số các triệu chứng tức ngực, khó thở, buồn nôn hay chóng mặt
  • Làm yếu hệ thống miễn dịch của một số người mắc bệnh lý nên như HIV, tiều đường. viêm gan…

Cách làm trà kombucha trái cây

Để làm được trà kombucha, bắt buộc bạn phải có scoby (symbiotic colony of bacteria and yeast). Đây chính là con giống sử dụng để lên men và sản xuất kombucha. Scoby trông khá giống cao su, hình tròn, có màu hơi đục, mùi thơm nhẹ như giấm. Sau khi đã có scoby, bạn dùng nó để ủ trà kombucha.

1. Cách làm scoby

Mặc dù scoby dùng để làm trà kombucha được bán nhiều trên các trang thương mại điện tử, thế nhưng bạn có thể dễ dàng làm được tại nhà theo cách:

Nguyên liệu:

• 800g thơm (dứa) gọt vỏ, bỏ mắt
• 150ml bia
• 150g đường
• 1,5 lít nước đun sôi để nguội

Hướng dẫn thực hiện:

• Bước 1: Ép lấy nước cốt dứa hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn dứa rồi lọc bỏ bã. Cho nước ép dứa vào bình thủy tinh đã làm sạch, thêm 1,5 lít nước đun sôi để nguội vào. Tiếp đến, bạn cho lần lượt bia và đường theo tỷ lệ như trên vào rồi khuấy đều cho đường tan hết.

• Bước 2: Bạn lấy một chiếc khăn mỏng sạch phủ lên miệng bình rồi dùng dây buộc kín lại. Đặt bình nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và không xê dịch. Sau 3 – 5 ngày, bạn sẽ thấy một lớp màng mỏng hình thành phía trên cùng và lớn dần lên. Đó chính là scoby dùng để làm trà kombucha. Lúc này bạn có thể vớt scoby ra hoặc nuôi thêm một vài ngày cho scoby dày hơn.

Scoby nuôi đạt sẽ có bề mặt mềm mượt, không bị rách, màu trắng ngà. Nếu scoby có màu xám, thâm xỉn đồng thời có những vết mốc loang lổ tức là scoby đã hỏng (nhiễm nấm), không thể sử dụng được. Sau khi lấy scoby ra, bạn đậy nắp bình lại, chú ý vặn lỏng nắp. Để 1 tháng sau sẽ có giấm ăn hoặc để nuôi con giấm mới.

 

Cách để nhận biết con giống Scoby tốt và con giống Scoby hỏng

Nếu bạn là người mới nuôi Kombucha lần đầu chắc hẳn sẽ rất khó để biết được đâu là loại Kombucha tốt, con Scoby như thế nào mới sử dụng được. Rất đơn giản thôi:

  • Con Scoby tốt sẽ có cấu trúc dai tương tự như miếng thạch dừa, màu trắng ngà, không bị rách rưới hay chỗ dày chỗ mỏng.
  • Con Scoby bị hỏng thì sẽ có màu thâm xỉn và ngã sang xám, bị rách rưới chứ không được lành lặn như con Scoby tốt. Tuyệt đối không mua Scoby có xuất hiện nấm mốc vì nếu làm trà sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe.

Kombucha là gì? Cách nuôi Scoby trong trà Kombucha, cách bảo quản kombucha

2. Cách làm kombucha trái cây

Sau khi đã có scoby, bạn áp dụng cách làm trà kombucha trái cây theo hướng dẫn cụ thể sau:

Nguyên liệu:

• 1 men scoby
• 1 túi trà khô (trà xanh hoặc trà đen)
• 200ml nước sôi
• 1,5 lít nước nguội
• 250g đường
• Hoa quả tùy thích như táo, thanh long, chuối, vải
• 1 tấm vải màn mỏng
• 2 bình thủy tinh tiệt trùng

Cách thực hiện:

• Bước 1: Rửa sơ scoby với nước lọc.

• Bước 2: Ngâm túi trà vào 200ml nước nóng trong 10 – 15 phút và lọc lấy nước trà, bỏ đi phần bã.

• Bước 3: Cho đường vào trà, khuấy cho đường tan hết. Đổ hỗn hợp trà và 1,5 lít nước lọc vào bình thủy tinh đã tiệt trùng sạch. Khuấy nhẹ nhàng và để cho dung dịch nguội hẳn.

• Bước 4: Khi trà đã nguội, bạn bỏ scoby vào rồi phủ khăn mỏng lên miệng bình, buộc chặt lại. Cho bình vào nơi mát mẻ và tiến hành ủ trà kombucha trong 7 – 10 ngày để lên men. Sau đó bạn chắt nước trà ra, thành phẩm thu được chính là trà kombucha F1.

• Bước 5: Khi đã thu được trà kombucha F1, bạn thực hiện cách làm kombucha trái cây theo cách cho trái cây tùy thích vào bình thủy tinh và rót trà F1 vào. Đậy kín nắp bình rồi ủ thêm 1 – 2 ngày nữa là có món trà kombucha trái cây thơm ngon (gọi là tạo nước trà F2). Trà sau khi ủ xong, bạn vớt bỏ phần xác hoa quả ra, rót trà vào chai thủy tinh và bảo quản ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà F1 với các loại nước ép trái cây tươi hoặc làm các món cocktail mới lạ bằng chanh và rượu. Cách làm tương tự như trên. Trà kombucha sau khi hoàn thành, bạn rót ra ly, thêm đá nếu muốn và thưởng thức.

Cách pha chế trà kombucha cực kì đơn giản – The Water MAN

Lưu ý khi làm trà kombucha và bảo quản

Làm con giống scoby cũng như cách làm trà kombucha trái cây không khó, thế nhưng quy trình thực hiện cần đảm bảo các điều sau để không bị hỏng:

• Bình để làm scoby và ủ trà phải là bình thủy tinh, không sử dụng bình kim loại hoặc nhựa. Bởi vì kim loại có thể làm hỏng scoby còn nhựa không đảm bảo an toàn cho trà.

• Quá trình làm kombucha phải đảm bảo tiệt trùng sạch sẽ cho bình chứa để tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tốt phát triển. Bình thủy tinh còn dính nước lã sẽ gây hiện tượng nấm men, làm hỏng mẻ scoby hoặc trà kombucha.

• Để quá trình lên men trà diễn ra thuận lợi, chú ý để bình thủy tinh nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Nếu bạn muốn lên men nhanh có thể để nơi ấm áp hơn một chút.

• Nếu nhận thấy bất kỳ loại nấm mốc nào phát triển trong scoby hoặc trà thì hãy vứt bỏ chúng đi và không được sử dụng.

• Các loại kombucha trái cây sau khi ủ xong cần phải được bảo quản tủ lạnh. Bởi vì để ngoài nhiệt độ phòng trà tiếp tục lên men, các vi khuẩn phát triển gây chua hoặc hỏng trà.

Cách sử dụng trà kombucha

  • Nên uống trà kombucha vào buổi sáng để thanh lọc cơ thể đồng thời cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong một ngày dài. Bạn cũng có thể uống trà này sau khi uống rượu bia để giải độc cơ thể.
  • Không dùng trà Kombucha đã lên men quá mức, bị hỏng vì lúc này hương vị và chất lượng đã bị ảnh hưởng, nếu sử dụng gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Với những người có hệ miễn dịch kém, thường xuyên đau bụng tiêu chảy không nên uống trà kombucha. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng được khuyến cáo không uống trà này.
  • Vì trà Kombucha có chứa gas nên bạn không nên bảo quản trong ngăn đá mà chỉ để ngăn mát, sử dụng trong vòng 1-3 ngày.
  • Người mắc các bệnh dạ dày hoặc liên quan đến hệ tiêu hóa, bụng yếu cũng không nên sử dụng trà Kombucha vì trong trà có những lợi khuẩn dễ làm cho hệ tiêu hóa bị kích ứng.
  • Với người bình thường chỉ nên uống khoảng 240ml trà Kombucha/ngày vì Kombucha có chứa khá nhiều đường và calo, đặc biệt trong Kombucha cũng có chứa cồn nên khi uống nhiều có khả năng gây say.

Một ly trà kombucha chua dịu, mát lạnh quả thực rất thơm ngon. Vậy thì hãy áp dụng ngay cách làm trà kombucha trái cây mà Thời trang Thái Hòa vừa hướng dẫn để có thức uống ngon miệng bạn nhé!