Trong quá trình sử dụng lâu dài, áo thun bị ảnh hưởng là chuyện khó tránh khỏi dù bạn thực sự giữ gìn nhưng tác động bên ngoài vẫn làm tuổi thọ của áo giảm dần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng áo bị giãn, dão và với mỗi yếu tố ảnh howngr chúng ta vẫn có cách để khắc phục, có thể không hoàn toàn nhưng sẽ giúp tăng tuổi thọ của áo và sử dụng được lâu hơn. Để biết được những cách, các mẹo giúp bạn giải quyết tình trạng áo thun của bạn bị giãn hãy tham khảo bài viết dưới đây và hy vọng rằng bạn sẽ tìm được phương pháp cho bản thân trong các trường hợp cụ thể nhé!

1. Những Lý Do Khiến Áo Thun Của Bạn Bị Giãn

1.1. Chất liệu áo

Chất liệu áo là yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của áo, thành phần của vải sử dụng may áo chứa các sợi vải và hình thành lên kết cấu của áo. Đối với những chất liệu không quá cao cấp, chất liệu vải sau quá trình sử dụng lâu dài sẽ có tình trạng sợi vải bị giãn, làm dão form áo. Bên cạnh đó, áo thun cổ tròn thường bị giãn nhiều nhất ở phần cổ áo do lựa chọn vải thun may cổ áo không đủ độ co giãn, đàn hồi nên khi sử dụng trong thời gian dài dễ bị đổi form, mất dáng, khi vệ sinh, giặt rửa dễ bị nhão. Ngoài ra, kỹ thuật may phần cổ áo cũng rất quan trọng, thiếu kỹ thuật, chuyên môn, sản phẩm khi hoàn thành không đảm bảo chất lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến độ co giãn của áo.

Cổ Áo Bị Giãn Thì Phải Làm Sao? A-Z Cách Khắc Phục Cổ Áo Bị Giãn 5S Fashion  - 5SFASHION

1.2. Nhiệt độ giặt hoặc sấy

Nguyên nhân quan trọng nữa khiến áo bị giãn là do nhiệt độ. Khi giặt máy giặt bằng nước nóng hoặc sử dụng máy sấy, nếu sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu của vải.

Ngoài ra, nhiệt độ khi phơi cũng cực kì quan trọng. Phơi quần áo trực tiếp dưới ánh mặt trời sẽ khiến áo nhanh bị phai màu và hư hại đến chất liệu của vải.

1.3. Bảo quản áo

Cách bảo quản áo nam không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áo bị giãn. Chẳng hạn, bạn không dùng móc áo chuyên dụng để tránh quần áo bị giãn, bạn sử dụng móc treo áo len trong thời gian dài khiến vải áo bị giãn. Hoặc bạn bảo quản những chất liệu vải dễ nhăn, dễ mất form bằng cách gấp quần áo mà không sử dụng móc. Đó chính là những thói quen xấu khiến áo bị giãn rất nhanh.

2. Cách khắc phục áo bị giãn

2.1. Cách phục hồi áo bị giãn bằng nước sôi

Cách thực hiện:

  • Đun nước sôi
  • Cho áo bị giãn vào nồi nước sôi, sau đó sử dụng muỗng inox hoặc sứ nhấn áo ngập nước hoàn toàn
  • Ngâm áo trong nước khoảng 5-7 phút sau đó tắt bếp
  • Chờ nước nguội, vớt áo ra và vắt ráo nước
  • Cho áo lên dây phơi, treo bằng móc chuyên dụng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Hướng dẫn cách làm cho áo thun co lại HIỆU QUẢ và ĐƠN GIẢN tại nhà

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu cotton: Chất liệu vải cotton rất dễ co rút, do đó, cách này sử dụng cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị phai màu do nhiệt độ cao, nên cần liên tục kiểm tra vải khi ngâm vào nước sôi để tránh trường hợp màu bị phai.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu Polyeste rất khó co rút do đó việc ngâm nước sôi khó có hiệu quả ngay lập tức. Giải pháp ở đây là bạn hãy ngâm lại vài lần để đảm bảo chiếc áo bị thu nhỏ một cách vừa ý nhất.
  • Chất liệu denim: Chất liệu denim cần nhiều thời gian hơn để co lại. Do đó, bạn nên tăng thời gian ngâm áo lên khoảng 20 phút. Sau đó, chờ áo nguội hẳn, vắt ráo nước rồi đem phơi nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Chất liệu tơ tằm: Chất liệu tơ tằm cực kì dễ co rút. Do đó, bạn chỉ nên ngâm nước sôi trong khoảng thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể chỉ cho quần áo vào nước sôi rồi tắt bếp ngay lập tức. Sau đó chờ nước nguội, vớt áo, vắt khô và đem phơi khô.

2.2. Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy giặt và máy sấy

Cách thực hiện

  • Cho quần áo bị giãn vào trong máy giặt
  • Khởi động máy, điều chỉnh chế độ cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Sau khi giặt quần áo xong, lấy quần áo ra khỏi máy giặt và cho vào máy sấy
  • Chọn mức nhiệt cao nhất cho máy sấy để hong khô quần áo

4 Tips khắc phục áo thun polo bị giãn hiệu quả - bosiquanao.vn

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Áo bị giãn làm bằng cotton rất dễ co rút. Do đó, bạn chỉ nên bắt đầu từ chế độ nhiệt độ nóng nhưng thấp hơn những loại vải khác, và có thể được lặp đi lặp lại nếu cần.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu vải Poly khá bền nên có thể được giặt và sấy ở nhiệt độ cao nhất. Tuy nhiên bạn cần chú ý về chất lượng vải, bởi nếu chất lượng vải Poly thấp trong điều kiện nhiệt độ cao rất dễ bị mòn.
  • Chất liệu Denim: Chất liệu Denim rất cần nhiệt độ cao để co lại. Do đó, bạn có thể thiết lập nhiệt độ cao nhất khi giặt hoặc sấy. Thậm chí, bạn cũng có thể chọn chế độ giặt riêng cho vải denim. Sau khi thực hiện các bước trên, nếu vải denim vẫn chưa co lại như mong muốn, bạn sẽ phải thực hiện lặp lại cho đến khi có kết quả hài lòng.
  • Chất liệu tơ tằm: Quần áo bị giãn bằng vải tơ tằm rất dễ bị co rút và mất đi độ sáng bóng. Do đó, bạn không nên thiết lập nhiệt độ quá cao, kể cả ở máy giặt hoặc máy sấy. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng các chất tẩy gây ảnh hưởng độ sáng bóng của vải.

2.3. Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy sấy tóc

Cách thực hiện

  • Cho áo thun bị giãn vào trong máy giặt
  • Khởi động máy, điều chỉnh chế độ cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Sau khi giặt quần áo xong, lấy quần áo ra và trải lên một bề mặt phẳng hoặc bàn ủi
  • Thiết lập nhiệt độ của máy sấy tóc lên cao nhất và sấy từng phần của áo cho đến khi khô

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Áo thun chất liệu cotton rất dễ co rút và ít bị ảnh hưởng bởi máy sấy tóc. Do đó, bạn không cần lo lắng về chất lượng của áo như khi sử dụng máy sấy quần áo.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu Poly rất dễ gây ra tĩnh điện khi gặp nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên đặt máy sấy quá gần vải.
  • Chất liệu Denim: Vải denim thường khá dày và lâu khô, do đó, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm khô chúng. Nhưng hiệu quả mang lại thì rất xứng đáng đấy.
  • Chất liệu tơ tằm: Chất liệu này rất dễ co lại và hết bị giãn do đó, bạn có thể lựa chọn sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi khô tự nhiên

2.4. Cách phục hồi áo bị giãn không cần máy sấy

Cách thực hiện

  • Cho quần áo bị giãn vào máy giặt
  • Khởi động máy và thiết lập cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Lấy quần áo ra và phơi khô tự nhiên

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Tránh phơi quần áo dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, thay vào đó, hãy phơi chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và đủ sáng.
  • Chất liệu Polyeste: Áo bị giãn vải Poly cực dễ bảo quản và dễ giặt sạch. Sau đó chỉ cần phơi nó trên dây hoặc móc quần áo là được.
  • Chất liệu Denim: Vải bị giãn Denim rất khó để co rút do đó, nếu không sử dụng máy sấy, bạn hãy thiết lập chế độ nước nóng cao nhất cho máy giặt.
  • Chất liệu tơ tằm: Hãy đặt chế độ nóng vừa phải cho máy giặt, bởi áo bị giãn vải tơ tằm rất dễ co rút. Sau đó, đừng nên vắt quá nhiều, mà phơi quần áo còn ngấm nước trên móc quần áo và để chúng khô tự nhiên.

3. Cách treo áo thun không bị giãn

Cách phơi không chính xác chính là lý do dễ nhất khiến áo thun của bạn bị giãn, bị nhão và không duy trì được form aos như ban đầu. Hãy áp dụng cách phơi cho từng loại áo với chất liệu vải khác nhau:

  • Áo thun làm từ chất liệu cotton nên phơi trong bóng râm và tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Chủ yếu hãy để áo được khô tự nhiên.
  • Áo thun làm từ PE dễ dàng vệ sinh và bảo quản nên khi giặt xong bạn chỉ cần phơi lên là ổn rồi
  • Áo thun làm từ tơ tằm nên tránh việc sấy sau khi giặt để tránh ảnh hưởng đến sợi vải và tránh việc vắt quá kỹ sẽ khiên áo mất độ co giãn.

5 Cách Treo Áo Thun Không Bị Giãn, Giữ Form Dáng Đẹp Như Mới

4. Các cách bảo quản áo thun đúng cách

4.1. Giặt áo thun khi mới mua về

Giặt áo thun đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp áo luôn bền lâu mà không bị giãn hay phai màu, nhất là trong lần giặt đầu tiên. Do đó hãy ghi lại ngay những mẹo giặt áo dưới đây để biết cách giặt áo thun khi mới mua về nhé!

Tại sao nên giặt quần áo mới mua trước khi mặc?

Áo thun trơn

Về cơ bản, giặt áo thun trơn không có quá nhiều điều để lưu ý. Tuy nhiên vào lần đầu giặt, bạn nên giặt tay nhẹ nhàng, giặt với nước ấm và không nên ngâm áo quá lâu. Thế nhưng nếu bạn không có thời gian, bạn hoàn toàn có thể cho áo vào túi giặt rồi bỏ vào máy giặt để tiết kiệm thời gian. 

Nếu có thời gian, Coolmate khuyến khích các bạn hãy vò nhẹ nhàng bằng tay, đối với vị trí in, bạn có thể dùng khăn mềm lau cho sạch mà không khiến hình in bị giảm chất lượng. Nếu không muốn dành quá nhiều thời gian để giặt quần áo thì bạn cũng không nên bỏ trực tiếp áo vào máy giặt mà hãy lộn ngược mặt áo có in hình vào trong.

Muốn tiện và chắc chắc áo không gặp vấn đề gì thì bạn có thể đầu tư túi giặt và sử dụng - vừa nhanh chóng lại đảm bảo hơn rất nhiều! 

4.2. Là áo thun đúng cách

Một chiếc áo thun đẹp không chỉ có thiết kế đẹp, hình in thời thượng mà còn phải luôn thẳng thớm, phẳng phiu. Chính vì thế mà các chàng trai nên dành một chút thời gian để là lại chiếc áo thun để chúng không bị nhăn. Tuy nhiên, một chiếc áo khi bị là quá nhiều lần có thể bị giãn nhanh hơn. Vì vậy hãy đọc ngay những tips sau đây để hạn chế tình trạng ấy nhé!

Đối với tất cả các loại áo phông, bạn nên đọc kĩ phần hướng dẫn giặt là trên tag áo hoặc tem phù để bảo quản được đúng cách nhất. Ngoài ra, đa số các loại áo thun được làm từ sợi cotton, dễ dàng bị co lại khi gặp nhiệt độ cao nên bạn cần chú ý chỉnh nhiệt độ phù hợp để áo bền hơn. Đối với áo phông in hình, bạn nên lộn ngược áo lại để tránh bị nhàu hình, bay màu hình in.

Làm Sao Để Ủi Áo Thun 100% Cotton Đúng Cách?

5. Mẹo sửa cổ áo thun bị giãn

5.1. Chọn cách phơi phù hợp

Những loại áo như áo phông và áo len sẽ rất dễ bị giãn vần cổ áo, vai và phần ngang ngực nếu không được phơi đúng cách. Chính vì vậy, có một vài điều cần lưu ý khi phơi đồ để tránh làm hỏng hai loại áo này. Cách tốt nhất đó chính là không treo áo ở cổ áo như bình thường, bởi cách này sẽ khiến nước kéo vai và cổ áo khiến chiếc áo bị kéo giãn.

Hãy gấp đôi chiếc áo và treo ngang, cách này sẽ giúp giảm được việc áo bị giãn. Với áo len hay áo phông dày tay, hãy gấp áo theo chiều dọc và phơi phần tay ở nửa bên móc, nửa còn lại là phần thân.

Việc phơi quần áo trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt sẽ khiến chúng nhanh bị bạc màu và giảm thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, việc phơi quần áo vào ban đêm ngoài trời cũng sẽ gây ẩm mốc và dễ tạo môi trường sản sinh vi khuẩn. Vì vậy cần tránh phơi phóng quần áo trong những thời điểm trên.

Ngoài ra, không nên ngâm quần áo quá lâu trong nước xả vải hoặc bột giặt bởi vải áo có thể dễ bị bục, từ đó giảm thời gian sử dụng đáng kể. Hãy giặt sau khi ngâm quần áo và phơi sau khi ngâm nước xả khoảng 10 - 20 phút.

5.2. Chọn loại móc phù hợp với trang phục

Móc áo chỉ là một vật dụng cơ bản khi bảo quản trang phục nhưng lại có thể ảnh hưởng rất nhiều đến quần áo của các bạn. Nếu chọn móc không đúng, quần áo của bạn và nhất là áo thun - loại áo thường được làm từ sợi cotton sẽ nhanh chóng bị giãn.

Khi mua móc treo quần áo, nên sử dụng móc nhựa hoặc móc gỗ thay vì móc kim loại mà mọi người thường dùng. Lý do chính là bởi vì móc kim loại thường bị rỉ sét, ảnh hưởng đến màu sắc của trang phục. Ngoài ra thì hai đầu móc cũng có thể khiến áo bị giãn nhanh hơn. Chính vì vậy mà mó nhựa và gỗ là lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn. 

Không những vậy, khi sử dụng móc treo bản to, diện tích tiếp xúc tăng lên, lực kéo từ áo phông và áo thun cũng sẽ giảm xuống khiến áo hạn chế bị giãn nhiều hơn. Trái lại, nếu bạn sử dụng móc treo bản nhỏ, lực kéo gia tăng sẽ khiến áo bị giãn nhiều nhất ở phần cổ áo và vai áo, khiến áo mất form, mất thẩm mỹ. 

Mẹo thứ hai khi phơi quần áo không bị nhăn đó là hãy rũ áo thật kỹ trước khi treo lên móc. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng giữ các nếp gấp sau khi giặt.

Ngoài ra thì việc chọn một chiếc móc chất lượng cũng vô cùng cần thiết. Nếu không mua sản phẩm tại những đơn vị uy tín, sản phẩm có thể gặp những lỗi như dằm gỗ, dễ gãy, bề mặt không đủ mịn, form quá to hoặc quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến áo.

5.3. Cách sửa cổ áo thun bị giãn 

Dù muốn hay không thì sau một thời gian dài sử dụng, phần cổ áo thun thường bị giãn hơn so với ban đầu, nguyên nhân có thể tùy thuộc vào  quá trình giặt hay bảo quản quần áo. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể sửa lại cổ áo thun bị giãn tùy thuộc vào mức độ của chiếc áo.

Cách đơn giản nhất tại nhà đó là bạn hãy dùng bàn là, bàn ủi và miết nhẹ ở phần cổ áo, nhiệt độ sẽ khiến phần vải xung quanh cổ co lại. Ngoài ra thì nếu bạn không có thời gian hoặc phần cổ bị giãn khá nhiều thì bạn có thể mang ra tiệm và nhờ thợ may xử lý.