Những chiếc áo giữ nhiệt có khả năng giúp cơ thể ấm áp hơn tưởng chừng như rất cứng cáp nhưng thực tế lại rất mỏng manh và dễ hư hỏng. Một trong những nguyên nhân chính khiến chúng “xuống cấp” là làm sạch không đúng cách. Vậy cách giặt áo giữ nhiệt, phơi khô và bảo quản nó như thế nào là đúng? Cùng Thời trang Thái Hòa đi tìm hiểu lời giải đáp cho vấn đề này nhé.
Áo giữ nhiệt là gì?
Áo giữ nhiệt (hay áo lót nữ nhiệt) là một loại áo được làm bằng chất liệu đặc biệt. Đặc trưng của loại áo này là có khả năng tận dụng nhiệt lượng toả ra từ cơ thể, sau đó lưu giữ thật kỹ mà không làm thất thoát như các sản phẩm thông thường. Từ đó, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể người mặc ổn định và thoải mái trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Áo thường được dùng khi tham gia các hoạt động ngoài trời như leo núi, đi bộ, trượt tuyết hay chỉ đơn giản là vào những ngày đông rét buốt.
Áo có thiết kế mỏng, nhẹ và ôm bó sát cơ thể. Mọi người dễ dàng mặc trong áo len hoặc áo sơ mi giữ ẩm mà không lo cộm và khó chịu khi vận động. Khi áo ôm sát cơ thể tạo ma sát có thể tăng nhiệt độ cơ thể từ 2 - 4 độ C so với các loại áo thông thường.
Chất liệu để sản xuất áo giữ nhiệt chủ yếu là:
- Sợi tổng hợp: Bao gồm chất liệu như nylon, spandex, và polyester. Loại vải này có khả năng giữ nhiệt tốt, nhanh khô giúp người mặc luôn cảm thấy ấm áp và thoải mái.
- Sợi polypropylene: Chất vải có đặc tính thông thoáng và chống nước, ngăn không cho mồ hôi thấm vào nên không khiến người mặc cảm thấy bí bách, nặng nề.
- Sợi cao su: Loại sợi có khả năng giữ nhiệt tốt, rất thích hợp cho các hoạt động thể thao ngoài trời trong ngày lạnh.
Thời điểm cần giặt áo giữ nhiệt
Không có quy định nào về việc khi nào cần áp dụng cách giặt áo giữ nhiệt mà sẽ tùy thuộc vào tần suất mặc của mỗi người mà có lịch giặt khác nhau.
Thông thường, áo giữ nhiệt không cần giặt sau mỗi lần sử dụng mà sẽ được làm sạch sau 2 - 3 lần mặc. Đối với trường hợp áo bẩn hoặc mồ hôi nhiều thì cần giặt ngay lập tức để dễ dàng loại bỏ vết bẩn hơn.
Ngoài ra, khi mới mua, bạn cũng cần giặt áo sạch sẽ trước khi sử dụng để đảm bảo tính vệ sinh nhất.
Cách giặt áo giữ nhiệt chi tiết giúp áo bền lâu hơn
Cách giặt áo giữ nhiệt bằng tay
Áo giữ nhiệt là sản phẩm mỏng và mềm mại. Vì vậy, cách giặt tốt nhất và bảo vệ tuổi thọ của áo được lâu hơn là giặt bằng tay. Cụ thể cách giặt áo giữ nhiệt bằng tay như sau:
- Phân loại áo giữ nhiệt theo màu sắc để hạn chế trường hợp bị lem màu khi giặt.
- Ngâm áo bằng nước ấm (không quá 30°C) trong vòng 30 phút để áo giữ nhiệt không bị co rút.
- Giặt nhẹ nhàng áo bằng tay với xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ. Tuyệt đối không vặn hay xoáy mạnh tay mà chỉ bóp nhẹ làm khô.
- Nếu không muốn giặt áo với nước ấm, bạn nên ngâm áo trong nước lạnh khoảng 1 tiếng trước khi giặt. Điều này sẽ giúp các sợi giữ nhiệt mềm đồng đều và bụi bẩn được loại bỏ một cách nhẹ nhàng.
- Sau khi ngâm áo giữ nhiệt xong, bạn có thể cọ rửa nhẹ nhàng bằng cách xoa bóp để tạo bọt khí. Khi làm sạch, bạn nên chú ý đến phần cổ áo, cổ tay áo và khu vực nách, đây là những vùng dễ thấm mồ hôi và có thể thu hút vi khuẩn.
- Bước cuối cùng trong cách giặt áo giữ nhiệt là làm sạch và vắt nước. Sau khi giặt với xà phòng bạn làm sạch áo lại với nước sạch và bóp nhẹ nhàng để làm khô áo.
Giặt áo giữ nhiệt bằng máy
Ngoài giặt tay, bạn cũng có thể giặt áo giữ nhiệt bằng máy bởi một số loại máy thế hệ mới có chế độ giặt áo giữ nhiệt. Cách giặt áo giữ nhiệt bằng máy như sau:
- Phân loại áo giữ nhiệt, tránh giặt chung áo trắng với áo màu để làm sạch chúng một cách hiệu quả và giữ được màu sắcnguyeen thủ.
- Cho quần áo giữ nhiệt vào túi giặt trước khi bắt đầu giặt máy. Điều này giúp đảm bảo vải không bị xổ, bung do bị bắt hay móc vào khuy của các loại đồ khác. Ngoài ra, bạn cũng nên lật mặt trong của áo ra ngoài trước khi giặt để hạn chế bề mặt vải bị xù. Bạn có thể cho thêm các loại quần áo khác vào và giặt chung.
- Chọn chế độ giặt nhẹ (Gentle/Delicate). Chế độ này giống nhất với hình thức giặt bằng tay. Tốc độ quay chậm, tác động đến đồ giặt giảm đáng kê, hạn chế làm hỏng sợi vải. Tuyệt đối không chọn chế độ giặt thường bởi quá trình vắt mạnh có thể khiến quần áo xoắn vào nhau và bị hỏng nhanh chóng hơn.
- Ở bước xả, bạn có thể cho thêm chút giấm vào để giúp áo giữ nhiệt bền màu lâu hơn, đồng thời giúp sợi áo mềm, không xù và đàn hồi tốt. Bên cạnh đó, giấm cũng giúp hoà tan hết chất kiềm trong nước giặt và khử mùi hôi của nấm mốc bám trên áo.
Lưu ý quan trọng khi áp dụng cách giặt áo giữ nhiệt
- Trước khi bắt đầu cách giặt áo giữ nhiệt, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn giặt ủi. Để giặt chúng đúng cackhông mắc sai lầm nào có thể làm hỏng sợi vải.
- Nên giặt áo với các loại bột giặt có hàm lượng chất tẩy thấp, dịu nhẹ. Nước giặt có độ tẩy cao có thể làm hỏng sợi vải, ngoài ra còn khiến màu áo bị loang lổ.
- Lưu ý giặt áo ở nhiệt độ thấp hơn 40oC, nếu nước nóng hơn có thể khiến áo giữ nhiệt bị giãn ra.
- Với áo giữ nhiệt màu, bạn có thể bổ sung thêm chút muối vào nước trước khi giặt với công thức 2 lít nước cho 3 muỗng muối. Nước muối sẽ giúp áo giữ màu lâu hơn, không lo sờn dù có giặt nhiều lần.
- Lưu ý cuối cùng trong cách giặt áo giữ nhiệt là không dùng chế độ sấy trong máy giặt hay dùng máy sấy để sấy khô áo. Bởi nhiệt độ từ đó có thể khiến áo bị co lại, mất form dáng. Thay vào đó, hãy trải hết cỡ áo giữ nhiệt lên chiếc khăn, tiếp đó cuộn khăn lại và bóp nhẹ để thấm nước còn đọng.
Cách phơi áo giữ nhiệt đúng chuẩn
Áo giữ nhiệt có độ bền cao và co giãn tốt. Tuy nhiên, sau khi giặt, các sợi vải chưa về trạng thái bình thường nên bạn không cần vắt quá mạnh, chỉ cần bóp nhẹ cho áo tách bớt nước rồi phơi.
Tiếp đó, lộn mặt trái và vắt ngang trên móc áo. Bởi khi có nước thì áo thường có thiên hướng chảy xệ dọc theo thân. Sự kết hợp giữa nước xả vải mềm mại cùng móc áo là con đường nhanh nhất khiên áo của bạn bị mất form đấy.
Cuối cùng, phơi áo giữ nhiệt ở nơi thoáng mát và có ánh nắng mặt trời. Ánh nắng có thể tiêu diệt vi khuẩn, giúp áo nhanh khô hơn. Nếu không phơi được trực tiếp dưới ánh sáng thì chọn nơi thoáng mát, khô thoáng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi.
Bên cạnh đó, không phơi áo giữ nhiệt ở môi trường tối, độ ẩm cao, điều này có thể là điều kiện để nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Cách bảo quản áo giữ nhiệt giúp áo luôn như mới
Khi không có nhu cầu sử dụng áo giữ nhiệt bạn có thể treo lên hoặc gấp gọn cẩn thận để tránh làm hỏng chất liệu vải. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo - thoáng mát, không có bụi bẩn và côn trùng.
Khi bỏ ra mặc có thể ủi để sản phẩm trông đẹp hơn. Lưu ý khi ủi, hãy đặt bảng là ủi ở chế độ nhẹ và lộn mặt trong ra ngoài để tránh làm hỏng các lớp bảo vệ.
Áo giữ nhiệt không chỉ là một trang phục thời trang mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong những ngày lạnh giá. Hy vọng bằng những cách tuân theo các cách giặt áo giữ nhiệt đã chia sẻ, bạn sẽ có thể tận hưởng sự thoải mái và ấm áp mà áo giữ nhiệt mang lại, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho món đồ yêu thích của mình.