Nha đam thường được biết đến là một nguyên liệu với nhiều công dụng trong việc làm đẹp. Không chỉ vậy, loài cây này còn giàu giá trị dinh dưỡng và sở hữu nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Cùng Thời trang Thái Hòa tìm hiểu nha đam có tác dụng gì và lưu ý những gì khi sử dụng nó với thông tin trong bài viết được tổng hợp dưới đây. 

Nha đam có tác dụng gì?

1. Làm sạch - đẹp da

Nha đam có tác dụng trong làm đẹp da để bạn có thể sở hữu một làn da đẹp, mịn màng.

Cung cấp nước là tác dụng phổ biến của lô hội. Điều này đã dẫn đến một tác dụng khác của cây lô hội chính là làm giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá. Ngoài ra, cây nha đam cũng làm giảm tình trạng bệnh vảy nến và viêm da.

Lô hội là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin. Đây đều là các chất có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da. Hợp chất quan trọng chứa trong lô hội đã được chứng minh có thể chống lại ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV). Nha đam còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen, các elastin, tăng cường tái tạo tế bào mới, chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn.

Ngoài ra, gel lô hội còn có thể dùng như một sản phẩm chăm sóc da:

  • Dạng lót cho kem nền (thoa lên trước khi dùng kem nền)
  • Sản phẩm tẩy trang
  • Dưỡng chất làm dịu da cháy nắng
  • Kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ
  • Trị chứng ngứa ngáy da đầu (trộn chung với vài giọt dầu bạc hà cay để dùng).

Khám phá 10 công dụng của nha đam trong làm đẹp mà chị em phải biết

2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Đây cũng là một câu trả lời khác cho câu hỏi nha đam có tác dụng gì. Cụ thể, nha đam giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Cùng với đó, cũng giúp người bệnh đang mắc phải hội chứng rối loạn ruột kích thích hay bệnh viêm ruột kết và những chứng rối loạn khác có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Ngoài ra, lô hội cũng giàu một loại chất có tác dụng nhuận tràng gọi là anthraquinone. Vì thế, nó cũng được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ cho lợi khuẩn đường ruột hoạt động hiệu quả, kích thích nhu động ruột.

Nếu bạn mắc chứng táo bón hay són tiểu, bạn nên thử uống nước ép lô hội hằng ngày. Lô hội cũng góp phần giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường. Đồng thời hỗ trợ  cân bằng vi khuẩn đường ruột để cơ thể luôn khỏe mạnh.

3. Tác dụng tốt đối với tóc

Lô hội chứa nhiều các axit amin cùng enzyme proteolytic, các loại vitamin tốt đối với tóc. Sử dụng nó giúp sức khỏe của da đầu được cải thiện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng giúp tóc chắc khỏe, không bị khô, khắc phục tình trạng rụng tóc, thúc đẩy tóc nhanh mọc lại. Đồng thời, cũng trị gàu, ngăn ngừa các bệnh da đầu.

Thông qua đó, giúp bạn sở hữu một mái tóc mềm mại và khỏe mạnh.

4. Giảm đau, trị loét, chống viêm dạ dày

Công dụng tuyệt vời của lô hội chính là khả năng chống viêm hiệu quả. Lý giải cho điều này, lô hội chứa các hợp chất chống viêm như: axit salicylic, chromone C-glucosyl và enzyme bradykinase, một loại kinin huyết tương.

Nha đam có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Với khả năng kiểm soát sự tiết axit trong dạ dày, lô hội có thể giúp giảm đau khi gặp tình trạng ợ nóng. Đi kèm với đó, nó còn có thể giúp trị loét dạ dày, chống lại các vết loét và giữ cho chúng không trở nên lớn hơn.

Nha đam(Lô hội): Những tác dụng tuyệt vời và cách dùng an toàn

5. Giúp điều hòa kinh nguyệt

Chu kỳ "nguyệt san" có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của phái yếu. Vì thế, bị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có thể khiến chị em lo lắng.

Để khắc phục tình trạng này, các chị em có thể sử dụng nha đam như uống nước ép. Bởi đây là loại thực phẩm sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt nhờ tác dụng trong việc điều hòa hormone của cơ thể.

6. Hỗ trợ giảm cân

Lô hội có ít calo, nên những người đang ăn kiêng và thực hiện giảm cân có thể lựa chọn bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn của mình.

Không những vậy, nó còn có thể giúp hỗ trợ cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng lượng calo được đốt cháy trong ngày. Từ đó, thúc đẩy quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả.

7. Giúp trung hòa độ pH

Độ pH axit chính là môi trường lý tưởng phát sinh các bệnh tật. Vì vậy việc giữ cho độ pH trong cơ thể luôn ở tình trạng cân bằng rất quan trọng. Trong khi đó, nước ép nha đam chứa nhiều kiềm giúp trung hòa độ pH của cơ thể.

8. Giúp cung cấp nước cho cơ thể

Nha đam có tác dụng gì? Cây nha đam chứa nhiều nước. Do đó nha đam chính là thực phẩm lý tưởng giúp bạn cải thiện tình trạng mất nước. Bổ sung đủ nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất thải và chất độc, từ đó cơ thể bạn sẽ tiêu trừ độc tố.

Uống nha đam có tác dụng gì? Nước ép nha đam chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Điều này là rất cần thiết, vì thận và gan của bạn là các bộ phận chịu trách nhiệm lọc máu và thúc đẩy hệ bài tiết của cơ thể. Do đó, bạn nên giữ cho thận và gan luôn khỏe mạnh.

9. Ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường

Trong một nghiên cứu đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” năm 2006, các nhà khoa học đã thí nghiệm chất phytosterol trong lô hội. Chất này có tác dụng chống tăng đường huyết trên cơ thể chuột. Kết quả nghiên cứu nhận thấy  phytosterol trong lô hội có hiệu quả với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Như vậy, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là một tác dụng sáng giá của cây lô hội.

10. Làm dịu làn da cháy nắng

Nghiên cứu đã chứng minh lô hội có lợi trong việc chữa lành vết bỏng cấp độ 1 đến cấp độ 2. Đồng nghĩa với việc loại gel này có thể làm dịu da bị bỏng nắng nhẹ đến trung bình.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện hợp chất aloin có trong lô hội có khả năng tạo ra lợi ích chống viêm. Nhờ đó, nha đam có công dụng giúp giữ ẩm cho da. Cũng như khả năng ngăn ngừa tình trạng bong tróc do cháy nắng.

Các tác dụng khác

- Chống sâu răng, hôi miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng;

- Trị tình trạng khô môi, nứt nẻ để làn môi trở nên căng mọng, ẩm mịn và giúp tẩy tế bào chết hiệu quả cho da mặt và đôi môi;

- Thanh nhiệt, đào thải độc tố;

- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống mệt mỏi;...

Ngoài ra, hiện nay cây nha đam (lô hội) đã được nghiên cứu để kết hợp với ngành thời trang may mặc, chô ra dòng vải lô hội với những đặc tính ưu việt cho người dùng như: Nuôi dưỡng làn da - Điều hòa thân nhiệt - Kháng khuẩn - Thân thiện với môi trường

Tham khảo bộ sưu tập áo sơ mi từ vải lô hội của thời trang Thái Hòa tại : Sơ mi lô hội

Những tác dụng phụ của nước ép nha đam

1. Dị ứng da: Sử dụng gel nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mề đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi gel và ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.

2. Hạ đường huyết :Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng nha đam.

3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú: Cả gel hoặc nhựa nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.

4. Độc với gan: Liều cao của nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.

5. Suy thận: Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống nha đam.

Nước ép nha đam: Lợi ích sức khỏe, công dụng và cách pha chế | Vinmec

6. Mất cân bằng điện giải: Tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.

7. Khó chịu dạ dày: Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.

8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng: Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép nha đam vì nó gây kích ứng ruột.

9. Bệnh trĩ: Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.

Lưu ý: Nha đam có thể ảnh hưởng đến người phải phẫu thuật. Trong và sau phẫu thuật, nó cũng có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cản trở kiểm soát đường huyết. Nếu sắp phải phẫu thuật, hãy ngừng sử dụng nha đam hai tuần trước phẫu thuật.

3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất